Sản phẩm - Dịch Vụ
   Triển lãm PMG  
   Nước Làm mát Ilast  
   Dầu nhớt Petromerica  
   MÁY PHÁT CHIẾU SÁNG  
   Máy phát điện
   Máy phát điện gia đình
   Phụ tùng máy phát điện
   Dịch vụ kỹ thuật
   Tư vấn thiết kế đồng bộ
   Tủ hòa đồng bộ máy phát  
   Tủ ATS máy phát điện  
   Dầu bôi trơn Sanmos(USA)
   Dầu bôi trơn Morrison(USA)
   Vòng Bi - Phin Lọc
   Máy nén khí
   Dây cáp điện hạ thế
   Trạm biến áp & tủ phân phối điện
   Biến tần
   Lọc  
   Pin năng lượng Mặt trời  
   Cắt lọc sét  
   Bộ lưu điện
   Dự án đã thực hiện  
Hỗ trợ bán hàng
+84.24.3629 0294



Hỗ trợ kỹ thuật

0983.00.44.99


Bộ phận máy phát điện

Mr. Hoà : 0912.496.796

hoatq@pmgjsc.com


Mr. Hưng : 0983.00.44.99

hungp@pmgjsc.com

Phụ tùng máy phát

Mr. Hoà : 0912.496.796

hoatq@pmgjsc.com


Lọc máy phát, máy nén khí

Mr. Hoà : 0912.496.796

hoatq@pmgjsc.com

Bảo dưỡng sửa chữa lắp đặt

Mr. Hưng : 0983.00.44.99

hung@pmgjsc.com


link
link3
AKSA POWERGEN
HIMOINSA
MARAPCO
Doitac
Volvo
PETROMERICA
SANMOS
Số lượt truy cập : 8294288
Số người trực tuyến : 34
 
 

Cải cách ngành điện: Không chỉ chuyện "hộp đen" độc quyền

Ảnh: eec.moi.gov.vn.

Song song với tái cơ cấu ngành điện, phải nhận diện ra thủ phạm phung phí điện năng, cũng là thủ phạm tàn phá môi trường. Việc này không khó, miễn là ta nhận ra nguy cơ và đừng để các nhóm lợi ích lái lệch chính sách phát triển ra khỏi quỹ đạo bền vững của đất nước. - TS. Phạm Duy Hiển.

Mới đây, Hiệp hội Năng lượng Việt Nam vừa có bản kiến nghị gửi Thủ tướng đề xuất phương án tái cơ cấu ngành điện. Một lần nữa, phương án tái cấu trúc ngành điện lại trở thành câu chuyện tranh cãi, khi đề án của Hiệp hội năng lượng khác với đề án của Bộ Công thương bị Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN phản đối.

Tuần Việt Nam trao đổi với Ts. Phạm Duy Hiển về những vấn đề đặt ra với quá trình tái cơ cấu ngành điện và làm thế nào để có được một thị trường điện thực sự cạnh tranh, hiệu quả, phục vụ tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh năng lượng.

- Nước ta sắp có thị trường điện cạnh tranh, EVN không còn độc quyền nữa. Ông bình luận như thế nào về bước đi này?

Nhà nghiên cứu Phạm Duy Hiển: Quả như thế! Xóa bỏ độc quyền, tách dần khối sản xuất ra khỏi hệ thống phân phối và bán lẻ có thể tạo ra thị trường điện cạnh tranh lành mạnh, trước hết với khối sản xuất.

Mặt khác, việc phân phối và tiêu thụ được đặt lên vai một tổ chức nhà nước độc lập với EVN chắc chắn có thể tránh được mất cân đối cung cầu, mà một trong những hệ quả là cúp điện thường xuyên như bấy lâu nay.

Nhà nước và người dân có điều kiện để nắm rõ chi phí trong từng khâu, hiệu quả đầu tư vào từng công trình để điện năng được sử dụng hữu hiệu hơn, điều mà lâu nay vẫn cứ tù mù.

Ngoài ra, điều tôi mong đợi nhất là lãng phí điện sẽ giảm, năng lượng tái tạo vô tận trong thiên nhiên có điều kiện để khuyến khích phát triển, sớm cạnh tranh được với các nguồn năng lượng khác. Đây là vấn đề sống còn của thế giới ngày nay.

Chính quyền Obama ở Mỹ đang bỏ ra hàng chục tỷ đô la để phát triển năng lượng tái tạo như một cú bứt phá chiến lược cho cỗ xe kinh tế Mỹ, đồng thời khôi phục lại vị trí hàng đầu thế giới trong công nghệ này mà chính quyền trước đã để lọt vào tay các đối thủ khác. Trung Quốc đã đi khá xa, trở thành nhà cung cấp năng lượng tái tạo cho thế giới. Trong khi đó, chúng ta ngày càng lún sâu vào các nguồn năng lượng cũ, làm cạn kiệt tài nguyên dành cho con cháu mai sau và gây ô nhiễm môi trường.

Không thể phó mặc bàn tay vô hình của thị trường

- Nhưng EVN có vẻ không đồng tình với chủ trương này, họ cảnh báo nhiều nguy cơ trước mắt cũng như lâu dài. Trên thế giới, việc thị trường hóa ngành điện cũng không hề suôn sẻ. Phải chăng nên lưu ý đến những cảnh báo đó?

Chuyển từ cơ chế giao dịch nội bộ (intra-firm transfers) trong một hệ thống “tích hợp theo chiều dọc” từ sản xuất, phân phối đến bán lẻ như EVN hiện nay sang cơ chế giao dịch theo thị trường (market transactions) giữa hai khâu sản xuất và phân phối đương nhiên sẽ nảy sinh nhiều vấn đề mới, cả về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật.

Mỹ (California), New Zealand.v.v... là những nước tiên tiến, nhưng quá trình thị trường hóa hệ thống điện đã từng để lại những sự cố lớn làm tăng giá ngất ngưởng ngay trong vài năm gần đây thôi. Chắc chắn các chuyên gia thiết kế hệ thống mới của chúng ta sẽ giải quyết tốt những khó khăn này, rút bài học từ các nước đi trước.

Cũng cần nói rõ, thị trường điện rất đặc biệt, vì điện là một loại hàng hóa không giống như các hàng hóa khác.

Cũng không nên so sánh điện với viễn thông. Cả hai đều là sóng điện từ tuân theo phương trình Maxwell trong vật lý học, nhưng rất khác nhau. Chúng ta hiện có khá nhiều mạng viễn thông cạnh tranh nhau khiến giá cước cứ giảm dài. Điện không “dễ” như thế. Chắc không ai dự định xây mạng phân phối điện xuyên Bắc Nam mới, ngoài nhà nước?

Về kỹ thuật cũng khác nhau. Điện sản xuất ra từ hàng trăm nhà máy được rót lên mạng và hòa trộn chung với nhau, từ đó phân phối ra các hội tiêu thụ.

Điện thừa, chẳng những không tích trữ được như lúa gạo, tôm cá..., mà còn gây tác hại đến toàn mạng. Điện thiếu cũng vậy, không thể dùng biện pháp định mức để khống chế tiêu dùng, như ta đã từng làm việc dưới ngọn đèn đom đóm  trước đây. Mà phải cúp hẳn cả khu vực theo kiểu nhà đông con, đứa ăn, đứa nhịn. Đủ điện mà hệ thống không được điều hành tốt vẫn xảy ra kẹt mạng.

Nhu cầu điện lại thay đổi từng giờ, trong khi muốn khởi động một nhà máy phát điện lại cần nhiều ngày. Lò phản ứng hạt nhân một khi được khởi động phải chạy liên tục, dừng lại sẽ lỗ to.

Trong hệ thống phải đủ nguồn dự phòng để ứng phó với mất điện khi xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc thiên tai. Mấy năm nay chúng ta hầu như không có dự phòng khiến EVN phải cúp điện vô tội vạ, gây bất bình trong xã hội, tác hại đến nền kinh tế. Rất tiếc, những loại “ngoại giá” kiểu này rất ít nhà kinh tế quan tâm để chỉ ra tác hại của nó.

Tóm lại, cân đối cung cầu điện rất sít sao trong toàn hệ thống là một bài toán kinh tế - kỹ thuật khá phức tạp. Lâu nay không ai thấy được lời giải của nó, bởi mọi chuyện đều nằm trong chiếc hộp đen độc quyền. Chỉ cần đặt ra một giá bán điện để EVN không lỗ là được.

Sắp tới, trên nguyên tắc, nó sẽ xuất lộ ra để qua đó cơ chế thị trường có thể điều khiển giá điện. Nhưng không phải điều khiển bằng “bàn tay vô hình” của Adam Smiths, mà bằng bàn tay hữu hình của nhà nước. Bởi điện là một thị trường rất đặc biệt.

- Cạnh tranh sẽ lành mạnh hơn khiến giá điện sẽ hợp lý hơn?

Theo mô hình mới, nhà nước vẫn còn nắm giữ những nhà máy cung cấp phần nền cho hệ thống, như các thủy điện lớn và điện hạt nhân sau này. Các nhà máy khác công suất lớn hơn 30 MW sẽ chào giá trên thị trường.

Tuy nhiên, sự cạnh tranh ở đây cũng phải được kiểm soát, không thể phó mặc cho cơ chế thị trường.

Điều tôi lo ngại nhất - mà nó đã xảy ra - là người ta có thể tàn phá môi trường, bất chấp quy trình quy phạm, để hạ giá thành, tăng lợi nhuận.

Thí dụ, nhà máy điện chạy than thải ra môi trường bụi bặm và khí độc, xử lý chúng ắt phải tốn kém. Những nghiên cứu chất lượng không khí tại nhiều nơi trên đồng bằng Bắc bộ gần đây cho thấy, lượng bụi kích thước bé hơn 2,5 micron (PM2.5), mắt thường không nhìn thấy nhưng tác hại rất lớn đến sức khỏe, chẳng kém gì Hà Nội. Khí SO2 cũng khá cao.

Sắp tới, công suất các nhà máy phát điện ở khu vực này sẽ tăng lên gấp ba lần. Có điện giá rẻ đôi chút, nhưng phải hít bụi và khí độc suốt ngày đêm, đằng nào khổ hơn?

Không dự phòng, khác nào nhà nông phải ăn thóc giống

- Còn cúp điện? EVN lại dọa không đủ điện trong mùa khô này...

Tôi cho rằng không nên trăm dâu đổ lên đầu “tằm EVN”.

EVN được giao quản lý ngành điện, nhưng giỏi lắm cũng chỉ lo được phần cung (cho đến tận hộ tiêu thụ). Còn phần cầu là chuyện của cả cỗ xe kinh tế.

Về cung: Cung thiếu, phải cúp điện vì xảy ra trục trặc kỹ thuật mà EVN lại không có dự phòng. Nguy hiểm chẳng khác nào nhà nông phải ăn vào thóc giống.

Các nhà máy lại luôn chậm tiến độ so với kế hoạch, EVN có thể có khiếm khuyết ở khâu nào đó, nhưng tại sao không ai nghĩ rằng nội lực của chúng ta chỉ đến thế?

Thực tế sau hàng chục năm xây dựng, tổng công suất phát điện năm 2005 của cả nước cũng chỉ đạt 9200 MW, sau đó mỗi năm tăng thêm khoảng 1000 MW, đến năm 2008 đâu đó trên 12000 MW. Thế mà kế hoạch đặt ra cho năm 2010 là 24000 MW, nghĩa là hai năm 2009-2010 phải đưa thêm vào 12000 MW, bằng toàn bộ công suất có trước 2008! Chúng ta không thể duy ý chí, bất chấp thực lực của mình.

Với điện hạt nhân sau này mà quy hoạch kiểu đó, rồi nhà máy nào cũng “phấn đấu” đạt tiến độ, thì hậu quả khôn lường!

Nhắm mắt đuổi theo sản lượng điện thế giới

Về cầu: Giữa năm ngoái, EVN xin trả lại nhà nước 13 dự án phát điện trong kế hoạch 2010-2015. Lý do chính thức là thiếu vốn, nhưng một tờ báo nọ đã dẫn lời quan chức EVN là trong kế hoạch 2010-2015 không cần nhiều điện đến thế, nên 13 công trình đó có thể lùi lại sau 2015. Quả là bất ngờ khi điện bị cúp thường xuyên mà lại cho rằng không cần nhiều điện đến thế! Nhưng đây là sự thật.

Nhu cầu điện được dự báo dựa trên tiền đề là tốc độ tăng trưởng điện năng luôn gấp đôi so với GDP, thậm chí còn cao hơn (17%/năm). Thực tế, trong ba năm gần đây tốc độ tăng trưởng điện năng chỉ ở mức 13,5%. Riêng hai năm 2006-2007, GDP tăng trưởng rất mạnh (8,5%), điện năng cũng chỉ tăng hơn 13%.

Hai năm 2008-09 tăng trưởng GDP chỉ có 6,2% và thấp hơn, vậy tăng trưởng điện trên 17% để làm gì? Hầu hết các nước trên thế giới đều giữ tốc độ tăng trưởng điện thấp hơn tốc độ GDP.

Tại sao ta thích đuổi theo các chỉ tiêu cao ngất ngưởng như vậy?

Trong một số tờ trình lên Chính phủ từ Bộ Công Thương, và qua một số hội thảo, tôi thấy có lập luận này rất đáng chú ý: Ta phải nhanh chóng đuổi kịp Thái Lan và các nước khác về tiêu thụ điện năng. Tựa hồ như đây là một tiêu chí của xã hội hiện đại.

Sự thật hoàn toàn khác. Xã hội càng hiện đại, người ta càng dùng ít điện mà vẫn sản sinh ra nhiều của cải.

Theo thống kê năm 2004 của LHQ, GDP trung bình được tạo ra khi tiêu thụ 01 kWh là 4 USD ở các nước Tây Âu; 3,2 USD ở Nhật Bản và mấy con rồng Đông Á; 1,8 USD ở các nước Trung Đông Âu mới gia nhập vào EU; 1,7 USD ở Philippines, Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Trong khi đó, người Việt ta chỉ làm ra 0,98 USD.

Rõ ràng, quy luật chung là càng tiến lên hiện đại, người ta càng dùng ít điện. Vậy có gì đáng hãnh diện khi nhắm mắt chạy theo sản xuất điện để đuổi kịp nước này nước khác mà không cần biết lượng điện đó làm ra bao nhiêu của cải?

Điều đáng lo ngại là xu thế đáng buồn này của chúng ta sẽ ngày một trầm trọng thêm nếu căn cứ theo những dự báo chính thức cho năm 2020, khi mà Việt Nam có ý định sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Trong khi đó, cuộc khủng hoảng năng lượng và biến đổi khí hậu toàn cầu do con người lạm dụng nhiên liệu hóa thạch gây ra đã đưa thế giới đến một bước ngoặt lịch sử: Nhân loại đang chuyển sang một nền văn minh mới, thời đại phi cacbon và sử dụng năng lượng hiệu quả.
Nhận diện lỗ hổng trong kinh tế

- Vậy phải làm gì?

Như vậy nền kinh tế của ta có vấn đề. Điều quan trọng là phải nhận ra cái lỗ thủng này ở đâu trước khi tiếp tục dấn sâu vào con đường khiến ta sẽ lạc lõng trong thế giới này.

Phải nhận diện ra thủ phạm phung phí điện năng, cũng giống như thủ phạm khiến chỉ số ICOR (tỷ lệ đầu tư trên tăng trưởng GDP) của ta cao ngất ngưởng, và cũng chính là thủ phạm tàn phá môi trường đang quá sức chịu đựng. Việc này không khó, miễn là ta nhận ra nguy cơ và đừng để các nhóm lợi ích lái lệch chính sách phát triển ra khỏi quỹ đạo bền vững của đất nước.

Cuối cùng không thể quên chuyện đạo lý. Có bao nhiêu tài nguyên tạo hóa ban cho đất nước này,  thế hệ chúng ta cố khai thác tiêu xài cho hết. Vậy còn gì cho con cháu ta mai sau?

vietnamnet

  Gửi cho bạn   Bản in
Tin mới hơn
Lịch cắt điện ngày 10/5 tại TP. Hồ Chí Minh (09/ 05/ 2011)
Lịch cắt điện tại Hà Nội ngày 9/5 (09/ 05/ 2011)
Ông EVN cắt điện kiểu 'mặc kệ dân'! (17/ 05/ 2010)
Thiếu nước nghiêm trọng phá vỡ mọi dự tính của ngành điện (12/ 04/ 2010)
Chắc chắn phải “ăn đong” điện mùa hè này (09/ 04/ 2010)
Các tin khác
Hơn 1,7 tỷ USD xây dựng hai nhà máy điện mới (17/ 04/ 2009)
Tách khâu mua bán điện, mấu chốt phá độc quyền (09/ 04/ 2009)
Lo thiếu điện mùa khô, "đến hẹn lại lên" (03/ 04/ 2009)
Chìa khoá để có thị trường điện hiện đại (30/ 03/ 2009)
Khủng hoảng năng lượng: Lý sự của "ông độc quyền" EVN (30/ 03/ 2009)
Xem tiếp >>
Đầu trang
 
SẢN PHẨM BÁN CHẠY
Máy phát điện Công xuất 10KVA - 1000KVA/ Siêu cách âm
Dự án Máy phát điện 1000kVA Nhà Máy VIGRACERA tại Thái Bình
Dự án máy phát điện nhà máy gạch Đông Hải - Quảng Ninh
Máy phát điện dự án Mỏ Niken Bản Phúc giai đoạn 3
Máy phát điện dự án Công ty CP Him Lam Hạ Tầng
MÁY PHÁT ĐIỆN HONDA 5,5KVA
Dự án giải pháp nguồn dự phòng cho truyền hình vệ tinh VSTV
Dự án máy phát điện 1500KVA công ty Vincom Việt Nam Tại HCM
Dự án Lọc dầu Nghi Sơn Thanh Hóa giai đoạn 2
DỰ ÁN TIÊU BIỂU
Cung cấp dịch vụ lắp máy phát điện 500KVA nhà máy Bia NGK
Máy phát điện 30KVA Công ty viễn thông thế hệ mới
Máy phát điện 400KVA Đài viễn thông thị xã Đông Hà - Quảng Trị
Máy phát điện 1000KVA Kohler Nhà máy Phụ tùng xe máy
Dịch vụ lắp đặt và đào tạo vận hành sửa chữa bảo dưỡng máy phát điện 275KVA và 1500KVA Công ty may Tinh Lơi
Dịch vụ hoà đồng bộ, 11máy phát điện 1000KVA Công ty HONDA Việt Nam
Máy phát điện 1000KVA Trạm BTS HT- mobile
Công trình máy phát điện 125KVA Denyo công ty CET khu công nghiệp Thăng Long
Dự án máy phát điện125KVA bộ công an
Dự án máy phát điện 110KVA cảng than Tây Nam Đá Mài
Dự án máy phát điện 330KVA bộ tư lệnh Hải Quân
Dự án máy phát điện 500KVA nhà máy Hạ Long
Hoà đồng bộ 11 máy phát điện SDMO - MTU - 1000KVA Nhà máy Honda Việt Nam
Máy phát điện 550KVA EVN TELECOM
Máy phát điện 400KVA Mitsubishi KCN Quang Minh
Máy phát điện Kohler 1000KVA Nhà máy GM
Máy phát điện SDMO 275 KVA Nhà máy may Hải Dương
Đài Viễn Thông Hướng Hóa máy phát điện SDMO 150KVA
Máy phát điện 110KVA Cummin Onan Công ty Hải Thành VP
Dịch vụ sửa chữa máy phát điện 250KVA hỏng bơm điện tử bưu điện tỉnh Thái Nguyên
Máy phát điện dự án nhà máy ống thép Việt Đức - VGPYPE
Dự án máy phát điện 77KVA Cty TM Du lịch Việt Hà - Việt Trì - Phú Thọ
Dự án máy phát điện Cty Zenikta Nhật - KCN Thăng Long
Dự án máy phát điện 150KVA công ty Giống Gia Súc Hà Nội
Dự án máy phát điện Khu du lịch sinh thái Phong Nha Kẻ Bàng Quảng Bình
Dự án máy phát điện 110KVA Công ty Đại Thịnh -Việt Trì Phú Thọ